Lạc – đậu phộng, đậu phụng, đậu phọng

Lạc - đậu phộng, đậu phụng, đậu phọng

Lạc (đậu phộng, đậu phụng, đậu phọng) là một cây thảo, sống hàng năm, thân cây mọc thẳng, khi mọc bò sát đất, tương đối không có lông, được trồng cả ở các nước ven biển phía tây châu phi. lá mọc so le gồm 4 lá chét hình trái xoan.

Còn gọi là đậu phộng, lạc hoa sinh (Trung Quốc), arachide, pistache de terre, cacahuete (Pháp).
Tên khoa học Arachis hypogea Linn. thuộc đất. họ cánh bướm Fabaceae Papilionaceae.
Chú thích về tên: Hypogea có nghĩa là quả ở trong đất vì quả được hình thành và chín trong đất.

  1. Mô tả cây

Chia gồm hai loại: loại lớn ở phía ngoài chùm hoa có màu vàng, không cho quả, loại khác nhỏ hơn, chúc theo chiều thân cây xuống đất để dấu bầu ngập vào trong đất chừng 4-5cm, quả sẽ chín ở trong đất. quả là một giáp không khai, dài 3-5cm, có bướu chứa hạt, thường một quả có 2,3,4 hạt. vì quả lạc ở dưới đất lên nhân dân ta vẫn gọi là củ lạc (Hình 366).

  1. Phân bố, thu hái và chế biến

Người ta cho rằng cây lạc vốn nguồn gốc ở Brazil (nam Mỹ), nhưng hiện nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới, nhiều nhất ở châu Á với sản lượng lớn nhất là Ấn Độ, sau đó đến Trung Quốc, Indonêxia…

Nhiều tỉnh đồng bằng và trung du nước ta đều có trồng lạc nhưng sản lượng chứa nhiều: hàng năm khoảng vài chục đến 100.000 tấn chủ yếu dùng làm thực phẩm, một số ít làm thuốc và dùng trong công nghiệp.

  1. Thành phần hoá học

Quả lạc (củ lạc) gồm 20-30% vỏ và 70-80% hạt. Hạt lạc Semen Arachidis bao gồm 2-3% lớp vò lụa với thành phần một số chất Catechol và một chất leucoanthoxyan (theo Tayeau và Masquelier, 1948) làm cho vỏ lạc có tính chất của các vitamin P. Nhân lạc chứa từ 3-5% nước, 2-4% chất vô cơ, khhoảng 20% gluxit (glucoza, tinh bột), 20-30% protit gồm một globulin là arachine (60-75%) không tan trong nước, không chứa muối, một abumin là conarachin (25-40%). Tan trong nước, không chứa muối.

Cả arachin và conarachin đều cho các axit amin nhưng arachim cho ít hơn conarachin nhất là các axit amin như methionin, tryptophan, và d threonin (axit A amino B n butyric) arachin cho 4,9% d threonin, còn conarachin cho 7,8%.

Có tác giả còn cho rằng trong nhân lạc còn có một chất ancaloit cũng mang tên là arachin, nhưng thực tế chỉ là một cholin không tinh khiết (Molt, 1916).
Thành phần chủ yếu trong nhân lạc là 40-50% chất béo (dầu lạc-Oleum arachidis). dầu lạc gồm các glyxerit của nhiều axit béo no và không no, với tỷ lệ thay đổi rất nhiều tuỳ theo loại lạc: Axit oleic (51-79%), axit linolic (7,4-26%), axit panmitic (8,5%), axit stearic (4,5-6,2%), axit hexaconic (0,1-0,4%), hai axit chỉ thấy trong dầu lạc: có trong lượng phân tử lớn, axit arachidic (C20¬) và axit lignoxeric (C¬24¬). Hai axit này còn thấy trong bơ cacao bơ sữa bò. trong phần không xà phòng hoá được ta thấy các sterol, vềt itamin D.

Ngoài những thành phần trên người ta còn thấy trong hạt lạc một chất cầm máu có tác dụng tốt đối với những người có bệnh ưa chảy máu (hémophilie)( theo Frampton và Boudreaux, 1960). chất này tan trong nước, có tác dụng trên trương lực cơ và tác dụng làm co thắt các động mạch.

  1. Công dụng và liều dùng

Do thành phần protit và chất béo, lạc có tác dụng dinh dưỡng rất cao, do đó dùng làm thực phẩm trong nhiều nước. Dầu lạc được dùng làm dầu ăn và chế thuốc. Khô dầu lạc (bã sau khi ép dầu) chứa khoảng 50% protit được dùng trong công nghiệp bánh kẹo, trong thực đơn những khu vực thiếu protit, trong thức ăn gia súc và gia câm…

Cần lưu ý rằng khô dầu lạc có thể gây chết cho súc vật và gia cầm với những tổn thương ở gan. người ta đã phát hiện thấy khô lạc phơi sấy không tốt lại bị ẩm và khí hậu nóng nhiệt đới có giống nấm Aspergillus Flavus Link, phát triển và chứa những chất cumarin phức có độc tính đặt tên là aflatoxin B và G (do những chất này dưới tia ngoại tím cho tím ho huỳnh quang xanh tím (bleu violace) gọi là aflatoxin B và huỳnh quang xanh lá cây (green) gọi là aflatoxin G. những nấm mốc này phát triển có trong vỏ nhưng quả lạc phơi chưa kỹ có những chất aflatoxin này sau khi chiết bằng clorofoc, tinh chế bằng sắc ký cột rồi soi huỳnh quang trên sắc ký lớp mỏng. Trong công nghiệp chế biến thuốc  dầu lạc được dùng làm dung môi trong dầu tiêm, dầu xoa ngoài, xà phòng, thắp đèn, bôi máy.

http://food.dng.vn/tin-tuc/dau-thuc-vat/440-lac-dau-phong-dau-phung.html

Bình luận về bài viết này